Phong trào xây dựng NTM xã Vạn Xuân

Ngày 28/02/2014 11:38:12

Vạn Xuân được chọn 1 trong 3 xã điểm XDNMT tại huyện Thường Xuân. Đến nay xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí NTM

Nông dân góp tiền tỷ đắp đê(05/11/2012)
Trong khi các “Hai Lúa” ở Tiền Giang tự bỏ tiền sửa quốc lộ thì ở huyện Châu Thành (Hậu Giang), nhiều nông dân đã cùng góp hàng tỷ đồng để be bờ, đắp hàng trăm km đê ngăn lũ.
Hùn vốn đắp đê

Dọc theo tuyến kênh Cái Đôi của ấp Phước Hòa A, xã Đông Phước A (huyện Châu Thành), hàng trăm ha vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao năm nay được bảo vệ bởi tuyến đê bao mới khiến người dân ai nấy đều vui ra mặt. Lão nông Năm Hồng phấn chấn nói: “Gia đình mình bỏ ra số tiền hơn 1 triệu đồng để thuê xáng cạp múc đất đắp đê bảo vệ hàng ngàn gốc cam sành. Cái lợi lâu dài là các tuyến đê sẽ ngăn lũ giúp vườn cây ăn trái của nhà vườn phát triển tươi tốt, không sợ bị ngập úng”.

Châu Thành là một trong những huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đi tiên phong trong việc “hùn vốn” đắp đê. Nhiều lão nông ở đây cho biết, trước đây mỗi khi lũ về, hàng ngàn nhà vườn ở trồng cây ăn trái lâu năm phải đầu tắt, mặt tối tìm cách bơm thoát nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất vườn cây ăn trái đặc sản bị thiệt hại do lũ. Nông dân Văn Toàn tâm sự: “Năm nào cũng vậy, khi con nước lũ tràn về, nhà vườn ai nấy cũng đều thấp thỏm, lo âu. Được sự vận động của chính quyền địa phương, mọi người đều thấy được lợi ích lâu dài trong việc đắp đê ngăn lũ, nên người dân rất đồng tình cùng nhau góp vốn. Năm nay, nếu lũ có về đi chăng nữa, thì nhà vườn tụi tôi vẫn rất an tâm, không lo bị ngập úng”.

Nói về chủ trương này, ông Trần Quang Hành – Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành cho biết: “Để chủ động đối phó với triều cường năm nay, qua vận động người dân, bước đầu toàn huyện đã xây dựng được gần 300km đê bao, với tổng kinh phí thực hiện gần 10 tỷ đồng. Tất cả đều do người dân tự nguyện đóng góp”.

Lợi ích dài lâu

Thế mạnh của huyện Châu Thành là kinh tế vườn như cam sành, bưởi Năm Roi, mít... Hiện hệ thống đê bao trên toàn huyện lớn và trải dài trên 500km, nên rất khó nâng cấp, gia cố cùng lúc bằng ngân sách nhà nước. Vì thế, theo đánh giá việc huy động thêm sức dân là rất cần thiết. Không những ngăn lũ trước mắt mà người dân địa phương còn hưởng lợi lâu dài khi vườn cây ăn trái không bị thiệt hại do nước lũ tàn phá.

“Mùa lũ năm rồi, toàn huyện bị thiệt hại trên 5 tỷ đồng, nhiều vườn cây ăn trái bị ngập nặng. Do vậy, năm nay chính quyền các cấp trong huyện đã đi vận động, giải thích cho bà con nông dân hiểu về tầm quan trọng của việc nâng cấp đê bao cũng như lợi ích lâu dài trong việc ngăn lũ. Qua vận động, không ngờ được sự đồng tình, thống nhất rất cao. Thậm chí có nhiều nhà vườn sẵn sàng hiến đất đai, hoa màu và tiền của để đắp đê ngăn lũ – ông Hành chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Châu Thành là huyện đầu tiên của tỉnh linh hoạt vận dụng sức dân nâng cấp, mở rộng hệ thống đê bao, cùng với hệ thống giao thông để phục vụ lại chính lợi ích cho bản thân, gia đình họ. Từ đó, góp phần giảm bớt áp lực nguồn vốn đầu tư và hoàn thiện hạ tầng thủy lợi để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho người dân”.

Sưu tầm: Nguyễn Minh Tiến
Nguồn: Báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay

Phong trào xây dựng NTM xã Vạn Xuân

Đăng lúc: 28/02/2014 11:38:12 (GMT+7)

Vạn Xuân được chọn 1 trong 3 xã điểm XDNMT tại huyện Thường Xuân. Đến nay xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí NTM

Nông dân góp tiền tỷ đắp đê(05/11/2012)
Trong khi các “Hai Lúa” ở Tiền Giang tự bỏ tiền sửa quốc lộ thì ở huyện Châu Thành (Hậu Giang), nhiều nông dân đã cùng góp hàng tỷ đồng để be bờ, đắp hàng trăm km đê ngăn lũ.
Hùn vốn đắp đê

Dọc theo tuyến kênh Cái Đôi của ấp Phước Hòa A, xã Đông Phước A (huyện Châu Thành), hàng trăm ha vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao năm nay được bảo vệ bởi tuyến đê bao mới khiến người dân ai nấy đều vui ra mặt. Lão nông Năm Hồng phấn chấn nói: “Gia đình mình bỏ ra số tiền hơn 1 triệu đồng để thuê xáng cạp múc đất đắp đê bảo vệ hàng ngàn gốc cam sành. Cái lợi lâu dài là các tuyến đê sẽ ngăn lũ giúp vườn cây ăn trái của nhà vườn phát triển tươi tốt, không sợ bị ngập úng”.

Châu Thành là một trong những huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đi tiên phong trong việc “hùn vốn” đắp đê. Nhiều lão nông ở đây cho biết, trước đây mỗi khi lũ về, hàng ngàn nhà vườn ở trồng cây ăn trái lâu năm phải đầu tắt, mặt tối tìm cách bơm thoát nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất vườn cây ăn trái đặc sản bị thiệt hại do lũ. Nông dân Văn Toàn tâm sự: “Năm nào cũng vậy, khi con nước lũ tràn về, nhà vườn ai nấy cũng đều thấp thỏm, lo âu. Được sự vận động của chính quyền địa phương, mọi người đều thấy được lợi ích lâu dài trong việc đắp đê ngăn lũ, nên người dân rất đồng tình cùng nhau góp vốn. Năm nay, nếu lũ có về đi chăng nữa, thì nhà vườn tụi tôi vẫn rất an tâm, không lo bị ngập úng”.

Nói về chủ trương này, ông Trần Quang Hành – Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành cho biết: “Để chủ động đối phó với triều cường năm nay, qua vận động người dân, bước đầu toàn huyện đã xây dựng được gần 300km đê bao, với tổng kinh phí thực hiện gần 10 tỷ đồng. Tất cả đều do người dân tự nguyện đóng góp”.

Lợi ích dài lâu

Thế mạnh của huyện Châu Thành là kinh tế vườn như cam sành, bưởi Năm Roi, mít... Hiện hệ thống đê bao trên toàn huyện lớn và trải dài trên 500km, nên rất khó nâng cấp, gia cố cùng lúc bằng ngân sách nhà nước. Vì thế, theo đánh giá việc huy động thêm sức dân là rất cần thiết. Không những ngăn lũ trước mắt mà người dân địa phương còn hưởng lợi lâu dài khi vườn cây ăn trái không bị thiệt hại do nước lũ tàn phá.

“Mùa lũ năm rồi, toàn huyện bị thiệt hại trên 5 tỷ đồng, nhiều vườn cây ăn trái bị ngập nặng. Do vậy, năm nay chính quyền các cấp trong huyện đã đi vận động, giải thích cho bà con nông dân hiểu về tầm quan trọng của việc nâng cấp đê bao cũng như lợi ích lâu dài trong việc ngăn lũ. Qua vận động, không ngờ được sự đồng tình, thống nhất rất cao. Thậm chí có nhiều nhà vườn sẵn sàng hiến đất đai, hoa màu và tiền của để đắp đê ngăn lũ – ông Hành chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Châu Thành là huyện đầu tiên của tỉnh linh hoạt vận dụng sức dân nâng cấp, mở rộng hệ thống đê bao, cùng với hệ thống giao thông để phục vụ lại chính lợi ích cho bản thân, gia đình họ. Từ đó, góp phần giảm bớt áp lực nguồn vốn đầu tư và hoàn thiện hạ tầng thủy lợi để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho người dân”.

Sưu tầm: Nguyễn Minh Tiến
Nguồn: Báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay