Hội thảo khoa học Hội thề Lũng Nhai

Ngày 27/09/2013 10:58:37

Sáng ngày 20/7, tại Hội trường lớn UBND huyện Thường Xuân, Hội Khoa học lịch sử Việt nam, Viện sử học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch Thanh Hóa và Uỷ ban nhân dân huyện Thường Xuân tổ chức Hội thảo khoa học "Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hoá".

Tham dựhội thảo cóGS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam;PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật - Viện trưởng Viện Sử học; các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong phạm vi cả nước. Đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ; Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch Thanh Hoá; các sở, ban ngành cấp tỉnh. Về phía huyện Thường Xuân có đồng chí Nguyễn Văn Thành - Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện uỷ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, Thường trực UBND huyện, UBMTTQ huyện; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt huyện qua các thời kì; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; lãnh đạo các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc và Lang Chánh, đại diện dòng họ Lê ở Thanh Hoá...
GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật - Viện trưởng Viện Sử học; Nghệ sỹ Mai Tư - PGĐ Sở văn hoá - Thể thao & Du lịch Thanh Hoá; đồng chí Cầm Bá Xuân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đồng chủ trì Hội thảo.ln.JPG

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Cầm Bá Xuân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đã nêu lên tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Hội thề Lũng Nhai là một trong những sự kiện trọng đại, đặt nền móng khởi đầu cho sự thống nhất, đoàn kết và đi đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược đầu thế kỷ thứ XV; sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này và tin rằng hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cùng nhau thảo luận, có tiếng nói chung, đưa ra những cứ liệu xác thực nhất trong việc xác định địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai.
Tham gia hội thảo có 32 Báo cáo khoa học của các Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu ở Việt Nam và nhiều ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, các diễn giả, tập trung trao đổi vào 3 chủ đề chính: Đánh giá vai trò, ý nghĩa của Hội thề Lũng Nhai là đặc biệt quan trọng đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Xác định địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai; Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá liên quan đến Hội thề Lũng Nhai, đề xuất các hình thức tưởng niệm, tôn vinh các nhân vật lịch sử tham gia Hội thề.
Ngay trong Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật - Viện trưởng Viện Sử học đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử đặc biệt của sự kiện này: "Hội thề Lũng Nhai mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử quan trọng trong suốt tiến trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV".Nhiều nhà khoa học tham dự và gửi tham luận tại Hội thảo như GS Phan Huy Lê; GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; PGS.TS Lê Đình Sỹ... đều đồng quan điểm và đánh giá vai trò, ý nghĩa của Hội thề Lũng Nhai - nhân tố cơ bản quyết định toàn bộ quá trình phát triển và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời, địa danh Lũng Nhai là di tích có giá trị lịch sử to lớn trong thời đại ngày nay.
Từ lâu, Hội thề Lũng Nhai được người dân địa phương và nhiều nhà khoa học lịch sử nhắc tới, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tuy nhiên, dấu ấn của hội thề mang ý nghĩa lịch sử này cho đến nay mới được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá xứng tầm. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã chỉ ra: Hội thề Lũng Nhai được đề cập trong nhiều văn bản. Cho đến nay, tất cả có 8 văn bản Hội thề Lũng Nhai được phát hiện và nghiên cứu. Từ các văn bản được khảo cứu và đối sánh GS Phan Huy Lê khẳng định: trên cơ sở hai bộ chính sử và bộ sử cổ, đã cho phép xác nhận trước khi phát động khởi nghĩa, Lê Lợi đãđứng raxác lập, chủ trì tổ chức một hội thề ở Lũng Nhai với sự tham dự của 18 người bạn thân tín, đồng chí hướng.
Việc xác định địa điểm nơi điễn ra Hội thề Lũng Nhai đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Chủ đề này tập trung trong khá nhiều bài tham luận và chiếm phần lớn thời gian thảo luận tại Hội thảo. PGS.TS Lê Đình Sỹ, Đại tá, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trong báo cáo tham luận "Hội thề Lũng Nhai diễn ra ở đâu? Mấy suy nghĩ từ góc nhìn quân sự" đưa ra ý kiến: Căn cứ vào những di tích lịch sử và các câu chuyện truyền tụng dân gian, xét về địa thế và ý nghĩa quân sự của địa bàn núi Pù Mé có thể khẳng định rằng Lũng Nhai hay Lũng Mi là một địa điểm tại làng Mé, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Đây chính là nơi đã diễn ra Hội thề Lũng Nhailịch sử trong Khởi nghĩa Lam Sơn. Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu Hán Nôm và truyền thuyết dân gian địa phương, nhóm các tác giả Cầm Bá Đứng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; Cầm Bá Huyến - Phó trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Thường Xuân; Nguyễn Văn Hải - Phó Trưởng ban Quản lí Di tích và Danh thắng Thanh Hoá trong bài viết "Một số tài liệu Hán Nôm và truyền thuyết ghi truyền về Lũng Nhai, khu mộ cổ trên đất Ngọc Phụng" đã đưa ra nhận định: "Hội thề Lũng Nhai nằm trên địa danh núi Pú Sào (dân gian gọi là Pù Sèo - Pù Mé), ngày nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân.
Các ý kiến tham gia thảo luận tại hội thảo, Vấn đề này một lần nữa được khẳng định: Lũng Nhai, hay Lũng Mi thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân chính là nơi điễn ra Hội thề Lũng Nhai.
Như vậy, thông qua Hội thảo lần này, lần đầu tiên vấn đề xác định địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai đã được các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử thống nhất đi đến kết luận: Hội thề Lũng Nhai do Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng hào kiệt tổ chức vào tháng 2, năm Bính Thân (tức năm 1416) tại làng Lũng Nhai, hương Lam Sơn, trấn Thanh Hoá; nay là Lũng Mi, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Điều đó thêm một lần nữa khẳng định vai trò, ý nghĩa lịch sử của Hội thề Lũng Nhai đối với cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn và trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, các ý kiến tại hội thảo cũng nhấn mạnh đến công tác bảo tồn,tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hoá liên quan đến Hội thề Lũng Nhai, đồng thời đề xuất các hình thức tưởng niệm, tôn vinh các nhân vật lịch sử tham gia hội thề.
Phát biểu kết luận hội thảo GS. Phan Huy Lê đã một lần nữa khẳng định lại vai trò to lớn của Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa lam Sơn và trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc; khẳng định tài năng của Lê Lợi và cũng là ưu điểm nổi bật nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là khả năng tập hợp được tất cả các tài năng có họ hàng, quê quán khác nhauchung sức đồng lòng nguyện giết giặc cứu nước. Lê Lợi đã đứng ra tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, hay Lũng Mi thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Giáo sư đề nghị: cần phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu di tích, nâng cao kiến thức trong nhân dân về ý nghĩa, vai trò của Hội Thề Lũng Nhai trong Tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc; Chính quyền huyện Thường Xuân và các ngành liên quan cần hoàn tất thủ tục đề nghị công nhận xếp hạng di tích lịch sử, tiến hành công tác bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng cho di tích. Trên cơ sở xác định địa điểm diễn ra hội thề Lũng Nhai chọn địa điểm để quy hoạch di tích gắn với việc phát triển du lịch tại địa phương.
Đài TT-TH Thường Xuân

Hội thảo khoa học Hội thề Lũng Nhai

Đăng lúc: 27/09/2013 10:58:37 (GMT+7)

Sáng ngày 20/7, tại Hội trường lớn UBND huyện Thường Xuân, Hội Khoa học lịch sử Việt nam, Viện sử học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch Thanh Hóa và Uỷ ban nhân dân huyện Thường Xuân tổ chức Hội thảo khoa học "Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hoá".

Tham dựhội thảo cóGS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam;PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật - Viện trưởng Viện Sử học; các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong phạm vi cả nước. Đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ; Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch Thanh Hoá; các sở, ban ngành cấp tỉnh. Về phía huyện Thường Xuân có đồng chí Nguyễn Văn Thành - Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện uỷ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, Thường trực UBND huyện, UBMTTQ huyện; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt huyện qua các thời kì; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; lãnh đạo các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc và Lang Chánh, đại diện dòng họ Lê ở Thanh Hoá...
GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật - Viện trưởng Viện Sử học; Nghệ sỹ Mai Tư - PGĐ Sở văn hoá - Thể thao & Du lịch Thanh Hoá; đồng chí Cầm Bá Xuân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đồng chủ trì Hội thảo.ln.JPG

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Cầm Bá Xuân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đã nêu lên tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Hội thề Lũng Nhai là một trong những sự kiện trọng đại, đặt nền móng khởi đầu cho sự thống nhất, đoàn kết và đi đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược đầu thế kỷ thứ XV; sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này và tin rằng hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cùng nhau thảo luận, có tiếng nói chung, đưa ra những cứ liệu xác thực nhất trong việc xác định địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai.
Tham gia hội thảo có 32 Báo cáo khoa học của các Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu ở Việt Nam và nhiều ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, các diễn giả, tập trung trao đổi vào 3 chủ đề chính: Đánh giá vai trò, ý nghĩa của Hội thề Lũng Nhai là đặc biệt quan trọng đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Xác định địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai; Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá liên quan đến Hội thề Lũng Nhai, đề xuất các hình thức tưởng niệm, tôn vinh các nhân vật lịch sử tham gia Hội thề.
Ngay trong Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật - Viện trưởng Viện Sử học đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử đặc biệt của sự kiện này: "Hội thề Lũng Nhai mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử quan trọng trong suốt tiến trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV".Nhiều nhà khoa học tham dự và gửi tham luận tại Hội thảo như GS Phan Huy Lê; GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; PGS.TS Lê Đình Sỹ... đều đồng quan điểm và đánh giá vai trò, ý nghĩa của Hội thề Lũng Nhai - nhân tố cơ bản quyết định toàn bộ quá trình phát triển và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời, địa danh Lũng Nhai là di tích có giá trị lịch sử to lớn trong thời đại ngày nay.
Từ lâu, Hội thề Lũng Nhai được người dân địa phương và nhiều nhà khoa học lịch sử nhắc tới, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tuy nhiên, dấu ấn của hội thề mang ý nghĩa lịch sử này cho đến nay mới được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá xứng tầm. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã chỉ ra: Hội thề Lũng Nhai được đề cập trong nhiều văn bản. Cho đến nay, tất cả có 8 văn bản Hội thề Lũng Nhai được phát hiện và nghiên cứu. Từ các văn bản được khảo cứu và đối sánh GS Phan Huy Lê khẳng định: trên cơ sở hai bộ chính sử và bộ sử cổ, đã cho phép xác nhận trước khi phát động khởi nghĩa, Lê Lợi đãđứng raxác lập, chủ trì tổ chức một hội thề ở Lũng Nhai với sự tham dự của 18 người bạn thân tín, đồng chí hướng.
Việc xác định địa điểm nơi điễn ra Hội thề Lũng Nhai đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Chủ đề này tập trung trong khá nhiều bài tham luận và chiếm phần lớn thời gian thảo luận tại Hội thảo. PGS.TS Lê Đình Sỹ, Đại tá, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trong báo cáo tham luận "Hội thề Lũng Nhai diễn ra ở đâu? Mấy suy nghĩ từ góc nhìn quân sự" đưa ra ý kiến: Căn cứ vào những di tích lịch sử và các câu chuyện truyền tụng dân gian, xét về địa thế và ý nghĩa quân sự của địa bàn núi Pù Mé có thể khẳng định rằng Lũng Nhai hay Lũng Mi là một địa điểm tại làng Mé, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Đây chính là nơi đã diễn ra Hội thề Lũng Nhailịch sử trong Khởi nghĩa Lam Sơn. Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu Hán Nôm và truyền thuyết dân gian địa phương, nhóm các tác giả Cầm Bá Đứng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; Cầm Bá Huyến - Phó trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Thường Xuân; Nguyễn Văn Hải - Phó Trưởng ban Quản lí Di tích và Danh thắng Thanh Hoá trong bài viết "Một số tài liệu Hán Nôm và truyền thuyết ghi truyền về Lũng Nhai, khu mộ cổ trên đất Ngọc Phụng" đã đưa ra nhận định: "Hội thề Lũng Nhai nằm trên địa danh núi Pú Sào (dân gian gọi là Pù Sèo - Pù Mé), ngày nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân.
Các ý kiến tham gia thảo luận tại hội thảo, Vấn đề này một lần nữa được khẳng định: Lũng Nhai, hay Lũng Mi thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân chính là nơi điễn ra Hội thề Lũng Nhai.
Như vậy, thông qua Hội thảo lần này, lần đầu tiên vấn đề xác định địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai đã được các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử thống nhất đi đến kết luận: Hội thề Lũng Nhai do Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng hào kiệt tổ chức vào tháng 2, năm Bính Thân (tức năm 1416) tại làng Lũng Nhai, hương Lam Sơn, trấn Thanh Hoá; nay là Lũng Mi, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Điều đó thêm một lần nữa khẳng định vai trò, ý nghĩa lịch sử của Hội thề Lũng Nhai đối với cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn và trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, các ý kiến tại hội thảo cũng nhấn mạnh đến công tác bảo tồn,tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hoá liên quan đến Hội thề Lũng Nhai, đồng thời đề xuất các hình thức tưởng niệm, tôn vinh các nhân vật lịch sử tham gia hội thề.
Phát biểu kết luận hội thảo GS. Phan Huy Lê đã một lần nữa khẳng định lại vai trò to lớn của Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa lam Sơn và trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc; khẳng định tài năng của Lê Lợi và cũng là ưu điểm nổi bật nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là khả năng tập hợp được tất cả các tài năng có họ hàng, quê quán khác nhauchung sức đồng lòng nguyện giết giặc cứu nước. Lê Lợi đã đứng ra tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, hay Lũng Mi thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Giáo sư đề nghị: cần phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu di tích, nâng cao kiến thức trong nhân dân về ý nghĩa, vai trò của Hội Thề Lũng Nhai trong Tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc; Chính quyền huyện Thường Xuân và các ngành liên quan cần hoàn tất thủ tục đề nghị công nhận xếp hạng di tích lịch sử, tiến hành công tác bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng cho di tích. Trên cơ sở xác định địa điểm diễn ra hội thề Lũng Nhai chọn địa điểm để quy hoạch di tích gắn với việc phát triển du lịch tại địa phương.
Đài TT-TH Thường Xuân
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)