Lịch sử Thường Xuân và các đơn vị hành chính trực thuộc

Ngày 27/09/2013 10:43:51

Vạn Xuân là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ). Xã cách trung tâm TP. Thanh Hóa hơn 80km về phía Tây, cách trung tâm huyện Thường Xuân 20km về phía Tây Nam của huyện. Tổng diện tích của xã là 14.123,9ha, trong đó đất trồng lúa 244,24ha, đất trồng cây hàng năm 656,01 ha, đất rừng sản xuất 319,08ha, rừng phòng hộ 5.314,16 ha, rừng đặc dụng 6.313,09ha diện tích còn lại là các loại đất khác. Dân số của xã là 5.316 người, gồm 2 dân tộc Thái, Kinh.

Thời Trần - Hồ, xã Vạn Xuân là phần đất động Trịnh Vạn, huyện Thọ Xuân (cũ), thời Lê nhập vào châu Lang Chánh, đến năm 1837, động Trịnh Vạn đổi thành xã Trịnh Vạn, châu Thường Xuân (thành lập mới) cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1946, thực hiện chủ trương sắp xếp lại các cấp hành chính, xã Trịnh Vạn tháp nhập với xã Lệ Khê (nay là vùng đất xã Xuân Chinh và Xuân Lẹ) thành lập xã Thanh Cao, huyện Thường Xuân. Tháng 6 năm 1963, thực hiện Quyết định 121/QĐ-NV, xã Thanh Cao giải thể, chia nhỏ thành các xã Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ và Xuân Liên, Xuân Mỹ (ghép với một số thôn của xã Hiệp Tháp - cũ). Tháng 4 năm 2008, thực hiện Nghị định số 38/NĐ-CP của Chính phủ về giải thể các xã vùng lòng hồ, xã Vạn Xuân tiếp nhận 5.201,02ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Mỹ, 1.849,42 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Liên. Từ đây, địa giới hành chính của xã được ổn định, gồm có 11 khu dân cư (thôn bản), tổ chức Đảng gồm có 10 chi bộ nông thôn, 5 chi bộ cơ quan trực thuộc Đảng bộ xã; chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội được xây dựng và củng cố vững chắc từ xã đến các thôn bản.

Từ rất sớm, nhân dân xã Vạn Xuân đã khai thác tài nguyên đất đai, rừng và các tài nguyên khác, lợi dụng dòng chảy của sông suối khai thác giao thông đường thủy, mở mang đường bộ... tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, chung lưng đấu cật khắc phục thiên tai địch họa, xây dựng và bảo vệ bản làng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân xã Vạn Xuân dù còn lạc hậu, đói nghèo, nhưng đã có những bước vươn lên tiếp nhận ánh sáng cách mạng của Đảng, tổ chức lực lượng đấu tranh chống áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), nhân dân xã Vạn Xuân cùng với nhân dân cả nước đấu tranh chống thù trong - giặc ngoài, vận động thành lập tổ chức cơ sở Đảng xã Thanh Cao - tiền thân của Đảng bộ xã (3/1950), từng bước xây dựng và củng cố chính quyền, lực lượng cách mạng, ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới, đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm 1955 - 1975, dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã Thanh Cao, chi bộ xã Vạn Xuân, sau này là Đảng bộ xã Vạn Xuân, nhân dân trong xã đã thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng: xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước. Từ năm 1975 đến nay, Đảng bộ lãnh đạo xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tiến hành sự nghiệp đổi mới, CNH - HĐH nông nghiêp và nông thôn tạo nên diện mạo mới cho quê hương xã Vạn Xuân.

Vạn Xuân là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ). Xã cách trung tâm TP. Thanh Hóa hơn 80km về phía Tây, cách trung tâm huyện Thường Xuân 20km về phía Tây Nam của huyện. Tổng diện tích của xã là 14.123,9ha, trong đó đất trồng lúa 244,24ha, đất trồng cây hàng năm 656,01 ha, đất rừng sản xuất 319,08ha, rừng phòng hộ 5.314,16 ha, rừng đặc dụng 6.313,09ha diện tích còn lại là các loại đất khác. Dân số của xã là 5.316 người, gồm 2 dân tộc Thái, Kinh.

Thời Trần - Hồ, xã Vạn Xuân là phần đất động Trịnh Vạn, huyện Thọ Xuân (cũ), thời Lê nhập vào châu Lang Chánh, đến năm 1837, động Trịnh Vạn đổi thành xã Trịnh Vạn, châu Thường Xuân (thành lập mới) cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1946, thực hiện chủ trương sắp xếp lại các cấp hành chính, xã Trịnh Vạn tháp nhập với xã Lệ Khê (nay là vùng đất xã Xuân Chinh và Xuân Lẹ) thành lập xã Thanh Cao, huyện Thường Xuân. Tháng 6 năm 1963, thực hiện Quyết định 121/QĐ-NV, xã Thanh Cao giải thể, chia nhỏ thành các xã Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ và Xuân Liên, Xuân Mỹ (ghép với một số thôn của xã Hiệp Tháp - cũ). Tháng 4 năm 2008, thực hiện Nghị định số 38/NĐ-CP của Chính phủ về giải thể các xã vùng lòng hồ, xã Vạn Xuân tiếp nhận 5.201,02ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Mỹ, 1.849,42 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Liên. Từ đây, địa giới hành chính của xã được ổn định, gồm có 11 khu dân cư (thôn bản), tổ chức Đảng gồm có 10 chi bộ nông thôn, 5 chi bộ cơ quan trực thuộc Đảng bộ xã; chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội được xây dựng và củng cố vững chắc từ xã đến các thôn bản.

Từ rất sớm, nhân dân xã Vạn Xuân đã khai thác tài nguyên đất đai, rừng và các tài nguyên khác, lợi dụng dòng chảy của sông suối khai thác giao thông đường thủy, mở mang đường bộ... tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, chung lưng đấu cật khắc phục thiên tai địch họa, xây dựng và bảo vệ bản làng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân xã Vạn Xuân dù còn lạc hậu, đói nghèo, nhưng đã có những bước vươn lên tiếp nhận ánh sáng cách mạng của Đảng, tổ chức lực lượng đấu tranh chống áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), nhân dân xã Vạn Xuân cùng với nhân dân cả nước đấu tranh chống thù trong - giặc ngoài, vận động thành lập tổ chức cơ sở Đảng xã Thanh Cao - tiền thân của Đảng bộ xã (3/1950), từng bước xây dựng và củng cố chính quyền, lực lượng cách mạng, ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới, đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm 1955 - 1975, dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã Thanh Cao, chi bộ xã Vạn Xuân, sau này là Đảng bộ xã Vạn Xuân, nhân dân trong xã đã thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng: xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước. Từ năm 1975 đến nay, Đảng bộ lãnh đạo xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tiến hành sự nghiệp đổi mới, CNH - HĐH nông nghiêp và nông thôn tạo nên diện mạo mới cho quê hương xã Vạn Xuân.